Trồng và chăm sóc cây 101 cho DevOps Engineer, FE Engineer, BE Engineer hay bắt cứ ông nào thích trồng cây nhé (dùng tiếng Anh cho Heading để dễ gen ToC, ae thông cảm 🥲). Bài viết được cập nhật liên tục nha.

Update ngày 28/11/2021 về các loại chậu trồng cây

Update ngày 25/11/2021: Thông tin về Nano Bạc trong phòng trừ tác nhân gây hại

1. Growing Media

Chơi cây kiểng khác với trồng các loại cây như nhà nông, nhà nông thì đất đai nhiều, không gian lớn, đất đỏ bazan hoặc các loại phân chuồng, phân ủ mục đủ loại. Còn trồng cây kiểng ở thành phố, chung cư không phải lúc nào cũng có các loại đất đó và cây kiểng cũng khác các loại cây công nghiệp (bơ, cafe, ổi …). Nếu ở nhà phố có không gian rộng có thể cân nhắc đất thịt, nhưng ở chung cư với diện tích nhỏ hẹp thì các loại đất thịt, đất đỏ rất khó xử lý, đất đỏ ngấm nước, chảy ra cũng rất dơ nên tốt nhất chọn các loại giá thể sạch, ít đất cho dễ dọn dẹp.

Do đó cần hiểu đặc tính của từng loại giá thể (growing media), để trộn các loại giá thể phù hợp với từng loại cây.

Để tạo lên một giá thể hoàn hảo cần đạt được 4 tiêu chí như sau:

  • Thoáng khí 🌬
  • Tơi xốp🤨
  • Giữ được ẩm💧
  • Cung cấp đủ chất dịnh dưỡng🪴

Ở quê đất bazan cắm xuống là sống vì môi trường xung quanh khác nhiều, ở Tp cắm vậy là chết cây. Thế nên phải hiểu để trộn giá thể cho phù hợp.

Điểm khác biệt quan trọng giữa các loại giá thể và đất trồng thông thường là quá trình xử lý (đất cũng xử lý tương tự, nhưng ở Tp không phải cứ ra xúc đất về là xài được), giúp giá thể đạt được các đặc tính sau:

  • Sạch
  • Vô trùng, không có nấm, mầm bệnh, các tác nhân gây hại trú ẩn trong đất
  • Độ pH đã được trung tính
  • Dinh dưỡng

1.1 Pumice

Đá Pumice hay còn gọi là đá bọt núi lửa được hình thành từ dung nham núi lửa nóng chảy nguội đi nhanh chóng, trơ về mặt hoá học, độ pH 7 và không cung cấp dinh dưỡng.

Đá Pumice có màu xám và nhiều lỗ nhỏ thoát khí, thoát nước, sạch và không chứa các tác nhân gây bệnh, không sắc bén và giá thành khá rẻ.

Do có cấu trúc nhiều lỗ nên tốc độ thấm nước nhanh, chỉ giữ lại lớp màng nước trên bề mặt, giúp duy trì độ ẩm trong đất.

pumiceSource: https://www.britannica.com

1.2 Leca

Leca hay còn gọi là hạt đất nung được tạo ra bằng cách nung đất sét ở nhiệt độ cao 1200°C, khí sinh ra làm đất sét nở ra, tạo ra các bong bóng nhỏ giúp tạo cấu trúc tổ ong giúp thoát khí và thoát nước tốt. Nhưng do cấu trúc xếp nhiều lớp nên hạt đất nung cũng giúp giữ lại một phần lượng nước giúp giảm liều lượng tưới cây.

Leca nhẹ, độ pH trung tính và rất sạch (do nung nhiệt độ cao), có hình tròn mịn hoặc nhám tuỳ vào nhà sản xuất. Có hai loại phổ biến:

  • Hạt đất nung Việt Nam có độ sần sùi giúp rễ cây dễ bám, giá thành rẻ
  • Hạt đất nung của Thái tròn đều, nhẵn mịn và giá thành cao

lecaSource: https://plantcareforbeginners.com

Một ưu điểm khác của hạt đất nung là có thể tái sử dụng, trong khi đất trồng không nên tái sử dụng nếu không xử lý lại (cải tạo dinh dưỡng, xử lý độ pH, xử lý mầm bệnh …)

Có thể sử hạt đất nung làm giá thể trực tiếp hoặc làm lớp lót đáy chậu tương tự như Pumice hoặc sỏi lớn.

Ngoài Pumice và Leca là hai loại phổ biến, còn có đất Akadama là loại đất sét đỏ núi lửa nung và đá khoáng Masato thường được dùng trong trồng cây bonsai hoặc sen đá. Hai loại này thường sẽ có giá thành cao hơn so với Pumice và Leca.

1.3 Pine Bark Nugget

vỏ của cây thông (Pine Bark Nuggets) được cắt nhỏ có đặc tính thông thoáng và thoát nước cực tốt. Ngoài ra vỏ thông có có chứa các chất kháng vi sinh vật, khánh khuẩn nên sẽ hạn chế nấm mốc cho bộ rễ cây. Tương tự Pumice và Leca, vỏ thông cũng có khả năng giữ lại một lượng nước nhỏ để tăng độ ẩm trong đất cho cây.

pine_brak_nuggestsSource: https://tiki.vn

1.4 Perlite

Đá Perlite hay còn gọi là đá trân châu là đá núi lửa giàu Silic. Perlite và Pumice đều là đá núi lửa, tuy nhiên Perlite được khai thác, nghiền nát và nung ở nhiệt độ cao làm nó nhẹ và xốp đi, tương tự như cách làm bỏng ngô (Pumice không xử lý nhiệt độ cao, tự nhiên).

Perlite có màu trắng sữa và nhẹ như xốp nên thường có xu hướng nổi, có độ pH trung tính, trơ về mặt hoá học và không có dinh dưỡng. Nhờ các đặc tính trên lên Perlite cũng có tác dụng thoát nước, thoát khí.

perliteSource: https://www.gardenbetty.com/perlite

1.5 Rice husk biochar

Trấu hun (Rice Husk Biochar) là trấu tươi được đốt trong điều kiện yếm khí (thiếu oxi) tương tự như than củi, nhẹ, xốp, màu đen. Ưu điểm nhẹ, tơi xốp, sạch, vô trùng không có nấm bệnh (do đã được hun).

rice_husk_biocharSource: https://www.biochar.ac.uk/standard_materials.php

1.6 Peat moss

Peat moss hay gọi là than bùn là lớp hữu cơ hình thành do sự phân huỷ không hoàn toàn của thực vật bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí như dương xỉ, lúa, sen, lau sậy. Có khả năng giữ ẩm khá cao (42.1%), mịn và nhuyễn và có tính axit nhẹ.

peat_mossSource: https://en.wikipedia.org/wiki/Sphagnum

1.7 Coir

Xơ dừa (Coir) mụn giúp cho đất tơi xốp, làm phân hữu cơ vi sinh an toàn, không gây hại cho đất trồng. Ngoài mụn xơ dừa, còn có dừa cục. Xơ dừa nói chung giúp giữ ẩm tốt cho đất và khi mục trở thành phân hữu cơ.

Tuy nhiên trong xơ dừa tươi/non có chứa Tanin (tính chát, tan trong nước, kết tủa protein) và Lignin (không tan trong nước/axit, chỉ tan trong kiềm). Hai chất này ngăn chặn sự phát triển của cây. Do đó xơ dừa phải được xử lý trước khi dùng.

1.8 Vermiculite

vermiculiteSource: https://www.thespruce.com

1.8 Vermicompost

Phân trùn quế (Vermicompost) là phân 💩 của con trùn (giun) 🪱 màu quế hay màu đỏ (tiếng Anh là EarthWorm, tên Khoa học là Perionyx excavatus, còn tên dân dã là con giun đất).

earthwormSource: https://photocontest.smithsonianmag.com/photocontest/detail/a-handful-of-compost-worms-perionyx-excavatus/

Phân trùn quế là phân hữu cơ 100%, giàu dinh dưỡng, cung cấp rất nhiều khoáng chất cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magie,… Đồng thời, nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt..

Phân trùn quế cực kỳ tốt, ngoài bổ sung dinh dưỡng còn kích thích nảy mầm, bổ sung vi sinh vật giúp cải tạo đất, kích thích sinh trưởng.

1.9 Controlled Release Fertilizer

Phân tan chậm (Controlled Release Fertilizer/CRF) là một loại phân thông minh, an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Với các loại phân hoá học khác, thông thường hiệu suất sử dụng chỉ đạt từ 35% - 40%, phần còn lại 60% - 65% sẽ bị rửa trôi hoặc bay hơi gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Phân tan chậm như tên gọi sẽ tan từ từ (thành phần gồm một lớp bọc polymer và khoáng chất ở nhân) giúp đỡ tốn công bón, đỡ lãng phí phân và một điểm rất quan trọng là tránh cung cấp dư khoáng chất cho cây (nếu bón phân quá nhiều sẽ làm hư bộ rễ hoặc cây hấp thụ nhiều sẽ phải bài tiền qua lá, lá đọng khoáng chất, yếu sẽ là vị trí ưa thích của vi khuẩn, nấm).

crfSource:

Xong xuôi kiến thức cơ bản về giá thể và phân, giờ quan trọng là trộn với tỉ lệ như thế nào? Tui thì tui cũng không rõ, nhưng dựa trên kinh nghiệm hóng hót từ các nhóm trồng cây thì tui chỉ có thể rút ra được 2 điều:

  • Mỗi loại cây sẽ có nhu cầu khác nhau, cùng một loại cây nhưng hai môi trường khác nhau cũng sẽ cần giá thể trộn khác nhau.
  • Nghiên cứu và thử nghiệm để lựa chọn ra giá thể phù hợp.

Một số nhà vườn họ trộn sẵn giá thể nhưng có lần mua về xài cảm giác không hợp ý lắm, nên tốt nhất quen rồi thì tự nghiên cứu tự trộn nhé.

Thí dụ đây là tỉ lệ của anh Phung Anh Tuan tui tham khảo trên hội cây trong nhà, dành cho đám Đuôi công, Caladium, Alocasia, Begonia:

  • Peatmoss: 40% không có thì xài dừa cục (2 cái có tính giữ ẩm tương tự nhau)
  • Đá perlite: 20%
  • Đá Pumice: 30%
  • Phân trùng quế: 10%

2. How to water Houseplants

Khi nào cần tưới nước?

Ai cũng khuyên là với loại cây này thì một tuần tưới hai lần, loại kia thì 10 ngày tưới một lần, loại kỉa thì 2 ngày một lần. Trồng cả chục loại cây, biết mần răng mà nhớ. Nhà kia tưới hàng ngày mà sao cây vẫn tốt, nhà tui tưới tuần 2 lần mà cây úng chết mất tiêu?

Mới trồng cây thì ai cũng bị cái vụ ghiền tưới cây, cứ ra xem là lại tưới, tưới hoài cây chết úng luôn.

👆🏾 Gọi là quy tắc ngón-tay-dơ

👉 Chọt ngón tay xuống bề mặt giá thể tầm 2 đốt ngón tay

👉 Nếu ngón tay dính đất, bết thì thôi khỏi tưới

👉 Nếu kéo lên thấy không có đất hoặc đất bám nhẹ phủ tay là ra thì có thể tưới

Túm lại, tuỳ cây, tuỳ giá thể và tuỳ vị trí, thời tiết để xác định lúc nào nên tưới, không nhất thiết cứ phải theo quy tắc một tuần tưới mấy lần.

Tưới nước lúc nào?

⛅️: Sáng sớm từ 7h - 10h trời mát không nắng gắt

🌥: Chiều tà từ 16h - 18h tắt nắng, nhiệt độ đã giảm

🌑: Tưới đêm cũng được, nhưng độ ẩm đêm kèm không có ánh nắng sẽ làm lá, giá thể lâu khô, ẩm quá thì bọn côn trùng, vi khuẩn nó sẽ xúc cây luôn.

☀️: Giữa trưa nắng nóng tuyệt đối không nên tưới vì cây sẽ bị sốc nhiệt đột ngột, dễ chết hoặc nhiệt độ cao sẽ làm thúc đẩy quá trình xả nước bay hơi của cây.

Tưới lá hay tưới gốc?

Có rất nhiều loại cây, dạng cây nhiệt đới sống trong rừng với môi trường có độ ẩm cao và nước mà cây cần không phải chỉ ở trong đất, thông qua bộ rễ. Ví dụ cây đuôi công. Mấy fen cần phân biệt 2 loại này vì mỗi loại sẽ có chu kỳ tưới khác nhau:

  • Với tưới gốc, thì như phía trên nãy giờ tui nói, đừng để rễ úng, có thể là vài ngày hoặc cả tuần tưới một lần
  • Với tưới lá, môi trường khô, nóng, thiếu ẩm như Sài Gòn (đến người còn bị khô da, nứt nẻ), thì ngày phun lá 2 lần (sáng tầm 9h và chiều tầm 15h) cho cây mát, lá bớt khô quéo nhé

Với tưới lá cần lưu ý:

  • Đa số cây thì không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, cần có cây lớn che hoặc bạt che ánh nắng trực tiếp. Nên né các thời điểm có ánh nắng trực tiếp vì giọt nước đọng trên lá hoạt động tương tự thấu kính, khi ánh sáng mặt trời chiếu có thể gây ra hiện tượng hội tụ là cháy lá.
  • Không nên để nước đọng trên lá nhiều (kể cả khi không có ánh nắng chiếu trực tiếp), nên khi phun sương tưới lá, nên rung lá cho rớt bớt nước
  • Một số cây cần độ ẩm cao, có thể dùng máy tạo ẩm, phun sương trong nhà lồng, nhưng không phun trực tiếp lên lá mà chỉ phun trong môi trường

Update ngày 6/12/2021: Tui đọc một quyển sách nói về sức khoẻ của con người, nhưng tui chợt nhận ra cây cối nó cũng tương tự. Trong sách đó nói, trong các tài liệu y văn không có từ sốc nhiệt (để chỉ trạng thái khi đi ngoài nắng về và vào phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp 21 độ C), nên không có chuyện sốc nhiệt.

Cây cối cũng vậy, vì ở quê tui, người ta tưới cafe có phân biệt sáng, trưa, chiều tối gì đâu (ơ cây công nghiệp chắc khác chứ?). Nên tui nghĩ, nếu cây cối có bóng mát, đất đai mát mẻ, thì tưới vào buổi trưa cũng ko ảnh hưởng gì, trừ việc trưa thì nước sẽ bốc hơi nhanh hơn thôi.

3. Pests

Mới trồng cây là hay gặp bọn nhện đỏ (spider mites, tên khoa học Tetranychus Urticae) nhất. Lúc đầu chả hiểu sao ban công sạch sẽ, cao, chưa có gì mà trồng cây lát cứ bị chấm trắng li ti, bạc lá làm lá rất xấu. Nhìn kĩ thì không thấy gì, sau này tìm hiểu hoá ra là do bọn nhện đỏ, nó rất bé và không thấy giăng tơ như đám nhện bình thường, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, răng của nó sẽ cắn lá và làm cho lá chuyển từ màu xanh sang chấm trắng khiến cây bị mất diệp lục không quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng.

Đàn nhện đỏ sẽ cắn nát lá, hút nhựa cây khiến cây thiếu dinh dưỡng và chết. Nếu dân số bùng nổ, sẽ thấy chúng giăng một lớp tơ rất rất mỏng, và do sợ ánh sáng nên chúng thường núp ở mặt sau của lá.

red_spiderSource: https://wikimedia.org

Rệp (aphids)

aphidsSource: Ryan Hodnett

4. How to Prevent Houseplant Pests

4.1 Neem Oil

neem_oilSource: https://tiki.vn/dau-neem-nguyen-chat-tri-chai-100ml-p32072094.html

Khi chăm sóc cây trong nhà để phòng trừ và kiểm soát các loại bọ đặc biệt là nhện đỏ thì dầu NEEM là một loại mà cá nhân tui cực thích sử dụng.

Dầu Neem là một loại dầu hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ hạt cây Neem được trồng phổ biến ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Dầu có nguồn gốc tự nhiên và không cần thêm bất cứ hợp chất hoá học hoặc phụ gia nào khác. Thành phần của dầu Neem có nhiều hợp chất chống khuẩn, kháng nấm, khử trùng rất tốt cho phòng trừ các loại nấm.

Dầu Neem không tiêu diệt các loại khuẩn, nấm, bọ mà hoạt động theo cơ chế sinh học. Khi côn trùng ăn lá cây đã được phủ dầu Neem hoặc hút nhựa cây, Liminoids, một thành phần của Azadirachtin trong dầu sẽ khiến các loại bọ trĩ chán ăn, không đẻ trứng, cản trở quá trình sinh sản của con trưởng thành và hạn chế nở trứng hoặc phát triển của ấu trùng. Do đó bẻ gãy vòng đời của các loại bọ khiến chúng không thể phát triển được.

Do cơ chế sinh học, nên khi sử dụng dầu Neem cần phải chờ một thời gian mới thấy tác dụng, chứ không có tác dụng ngay lập tức như các loại chất hoá học khác.

Dầu Neem có mùi hơi hơi giống dầu nhớt xe máy 😅, chai thuỷ tinh đóng gói rất đẹp tui mua ở docneem trên Tiki. Và vì dầu không tan trong nước nên khi sử dụng cần hoà với một chút nước rửa chén để làm tan dầu. Chi tiết cách sử dụng có thể tìm kiếm thêm trên mạng.

Dầu Neem sử dụng để diệt nhện đỏ (🕷), bọ trĩ, rệp vảy, rệp sáp rất tốt.

4.2 Nano Ag

Nano bạc là dạng tồn tại của kim loại bạc (Ag) ở kích thước Nano, kích thước phổ biến của phân tử Nano bạc là từ 10-100nm. Nano bạc có tính kháng khuẩn cực mạnh nhờ thừa hưởng tính chất kháng khuẩn của kim loại bạc. Mặc dù có nhiều kim loại khác cũng có tính chất kháng khuẩn tốt, nhưng bạc có tính kháng khuẩn mạnh nhất.

Về công dụng, Nano bạc được sự dụng trong rất nhiều lĩnh vực như khử khuẩn, khử trùng thiết bị Y tế hoặc điều trị các bệnh vi khuẩn, nấm. Ngoài y tế, Nano bạc cũng được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nữa như kĩ thuật, công nghệ.

Vậy Nano bạc có an toàn không? Tui cũng không rõ lắm, vì nó thuộc về một lĩnh vực khác mà không thể nghiên cứu một vài bữa là biết được, nhưng ở đây tui dùng cho cây trồng chứ không dùng cho con người, tui chỉ biết được 2 điều:

Nói túm lại, ở đây chỉ xài Nano bạc để kháng khuẩn, khử khuẩn, nấm trên cây trồng, tui thường dùng cho hai phương pháp:

  • Sau khi cut cành hoặc cut lá, vết thương hở của cây sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, gây bệnh. Chờ hết mủ cây, bôi một lớp mỏng để phòng trừ.
  • Củ đào lên để ươm sẽ ngâm trong dung dịch Nano bạc để diệt khuẩn, nấm mốc.

Chai Nano bạc của Docneem có bán trên Tiki nhé, chai nhựa rất đẹp

nano-bac-docneemSource: https://docneem.com/products/nano-bac-diet-sach-nam-benh-vi-khuan-hoa-hong-hoa-lan-100ml

5. Pots

Khi mua cây thường bên bán sẽ bọc cây trong một cái chậu khá là lởm, vừa xấu, vừa èo uột. Nên thường mua về, đợi tầm 1 tuần cho cây quen với không gian mới, tui sẽ thay chậu khác.

Mỗi loại chậu sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, chứ không hẳn là xài chậu nào cũng được.

Về chất liệu thì sẽ có:

  • Chậu sứ hoặc chậu đất nung
  • Chậu nhựa
  • Chậu men, xi măng, composite

Ngoài điểm khác biệt là thẩm mỹ, một điểm khác biệt lớn giữa chậu nhựa và chậu đất nung đó là khả năng thoát nước, hiểu đơn giản là cây có thể thở thông qua thành chậu đất nung, còn chậu nhựa thì kín như bưng.

Tui đang xài 2 loại chậu nhựa là:

  • Monrovia via Monrovia Official hoặc Monrovia via Docneem Official là một loại chậu xịn, cao cấp có thương hiệu, xuất xứ Hoa Kỳ, chậu có màu xanh rêu, bền, khá đẹp so với các loại chậu nhựa, có thể bỏ trong nhà khá là đẹp, nhưng mắc tiền. Một cái chậu Monrovia có giá gần 100K, chưa kể phải mua đĩa riêng có giá cũng vài chục ngàn.
  • Chậu Nghị Hoa hay Thakico thương hiệu Việt Nam, có hai màu đen/trong suốt, giá thành khá rẻ nhưng vẫn rất bền, đẹp (chậu bé nhất tui mua 4-4.5K, chậu vừa 7-7.5K và chậu lớn 9-9.5K) và không có đĩa.

my-pots-1

Một điểm cần lưu ý là kích thước cây như thế nào thì trồng trong chậu có kích thước tương ứng, khi cây lớn sẽ thay chậu tương ứng. Nếu cây nhỏ mà trồng chậu to thì cây sẽ tập trung phát triển bộ rễ và không phát triển các bộ phận khác.

Do đó khi ươm cây, ươm củ thì tui thường xài chậu Thakico, vì giá thành rẻ, và mẫu mã cũng đẹp. Nếu cần quan sát bộ rễ thì sẽ dùng chậu trong suốt. Do chậu không có đĩa nên để ngoài ban công, nếu nước có chảy ra cũng không sao.

my-pots-2

Còn khi có nhu cầu đem vào nhà cho đẹp thì sẽ xài chậu Monrovia, chậu có đĩa nên nếu rớt đất, chảy nước thì nhà cửa cũng sạch sẽ hơn. Như vậy sẽ tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đẹp hơn.